Giải pháp thiên nhiên cho sức khỏe

Nutrilite Salmon Omega-3 - Bán chạy số 1 thế giới

Nutrilite Salmon Omega-3 là dòng Omega-3 bán chạy số 1 thế giới. Lượng DHA và EPA cao vượt trội, không tồn dư hóa chất hay tạp chất. Bóc tách bằng công nghệ Enzym sinh học.

Nutrilite Bio C Plus - Vitamin C bán chạy số 1 thế giới

Nutrilite Bio C Plus là sản phẩm cung cấp Vitamin C dạng viên nén với hàm lượng cao. Tỷ lệ hấp thụ gần 100%. Hoàn toàn không chứa axit và tạp chất.

Nutrilite™ All Plant Protein Powder - Đạm bán chạy số 1 thế giới

Protein thực vật của Nutrilite bán chạy số 1 thế giới với chỉ số PDCAAS = 1. Tỷ lệ hấp thụ 100%. Đặc biệt tốt cho người già, trẻ nhỏ và người đang bị yếu bệnh.

Nutrilite Double X - Bán chạy số 1 thế giới

Độc quyền với công nghệ Phyto Protect bảo vệ từ bên ngoài lẫn bên trong. Dưỡng chất thực vật cao nhất thế giới cả về loại và cân lượng. 100% nguyên liệu thực vật hữu cơ chuẩn quốc tế được chứng nhận.

Nutrilite - Hơn 85 năm lịch sử

Nhãn hiệu thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe và vitamin bán chạy số 1 thế giới và được chứng thực bởi Global Data. Thành lập từ năm 1934.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà phê. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà phê. Hiển thị tất cả bài đăng

05/08/2023

Huyết áp thấp uống cà phê được không?

Giải đáp việc huyết áp thấp uống cà phê được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi hiệu quả và cân nhắc chế độ sử dụng

Uống cà phê có thể tạm thời làm tăng huyết áp ngắn hạn do chứa caffeine, một chất kích thích. Tuy nhiên, hiệu quả này có thể khác nhau đối với từng người và có thể không kéo dài lâu. Một số người có thể không phản ứng nhiều với caffeine, trong khi người khác có thể cảm thấy tác động tăng huyết áp mạnh hơn.

Người bị huyết áp thấp uống cà phê được không

HIỆU QUẢ TỐT VỚI CHỨNG HUYẾT ÁP THẤP

Cà phê giúp tăng huyết áp rất nhanh, sau khi uống chỉ vài phút đã thấy hiệu quả. Chỉ cần uống một ít cà phê, chứng đau đầu, choáng váng, bần thần, v.v. do huyết áp xuống thấp sẽ biến mất. Tốc độ cho tác dụng nhanh hơn hẳn nhiều giải pháp khác.

Cà phê kích thích hoạt động tim mạch chỉ sau vài giây. Qua đó, sớm làm tăng áp lực máu trong hệ tuần hoàn. Chỉ số huyết áp mau chóng lên tới mức bình thường. Tuy nhiên, khả năng tăng lưu thông máu vừa nhanh và mạnh này cũng ẩn chứa rủi ro. Điều này đặc biệt đúng với người bị sơ vữa động mạch.

NGƯỜI BỊ HUYẾT ÁP THẤP CẦN UỐNG CÀ PHÊ THẬT ĐIỀU ĐỘ

Nếu bạn bị huyết áp thấp và muốn uống cà phê hoặc các đồ uống chứa caffeine khác, hãy làm theo các lời khuyên sau:

  1. Đo lường phản ứng cá nhân: Theo dõi tình trạng cơ thể sau khi uống cà phê. Nếu huyết áp tăng quá cao hoặc có các triệu chứng không mong muốn như nhịp tim quá nhanh, loạn nhịp, lo lắng hoặc chóng mặt. Hãy giảm lượng, hạn chế hoặc tránh uống cà phê.
  2. Điều chỉnh liều lượng: Hãy thử bắt đầu với một lượng nhỏ. Bạn có thể tăng dần liều lượng nếu không có phản ứng tiêu cực.
  3. Hạn chế tiêu thụ: Bao gồm đồ uống chứa caffeine được tiêu thụ trong ngày. Tránh bị quá tải caffeine và giữ được cân bằng huyết áp.
  4. Cân nhắc thời điểm sử dụng: Nên uống vào buổi sáng. Tránh uống gần giờ ngủ hoặc trước những sự kiện quan trọng.

Huyết áp thấp uống cà phê được không phải xem phản ứng của mỗi người đối với caffeine. Tác dụng của nó không hoàn toàn giống nhau ở tất cả mọi người. Hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn cụ thể cho trường hợp của bạn.

Hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống cà phê khi đang bị huyết áp thấp

TRƯỜNG HỢP HUYẾT ÁP THẤP KHÔNG NÊN UỐNG CÀ PHÊ

Điều này xảy ra khi bạn còn mắc thêm số bệnh chống chỉ định với cà phê. Dưới đây là một số bệnh lý mà việc uống cà phê có thể cần được hạn chế hoặc được tiếp cận cẩn thận:

  1. Loạn nhịp tim: Diễn biến nặng hơn. Dễ tăng nhịp tim bất thường. Do đó, người có loạn nhịp tim hoặc bất kỳ vấn đề tim mạch nào liên quan nên hạn chế tiêu thụ caffeine hoặc tìm cách thay thế bằng các loại đồ uống không chứa caffeine.
  2. Tiểu đường: Tiêu thụ caffeine gây tăng đường huyết ngắn hạn. Hãy kiểm soát lượng caffeine bạn tiêu thụ. Theo dõi cẩn thận mức đường huyết sau khi uống cà phê.
  3. Rối loạn lo âu và giảm căng thẳng: Caffeine có thể làm tăng tình trạng này. Do đó, người mắc chứng rối loạn lo âu nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ caffeine.
  4. Bệnh dạ dày: Caffeine kích thích tiết axit dạ dày, gây kích ứng dạ dày. Điều này gây ra hoặc tăng triệu chứng hoặc bệnh reflux dạ dày.
  5. Rối loạn giấc ngủ: Caffeine gây khó ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Hạn chế tiêu thụ caffeine, đặc biệt là vào buổi chiều và tối.
  6. Bệnh đại tràng: Caffeine dễ gây kích ứng và tăng triệu chứng của bệnh. Nó làm tăng nhu động ruột và gây tiêu chảy hoặc tăng tổn thương đại tràng.

Hãy thảo luận với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe nào! Họ sẽ có lời khuyên về việc tiêu thụ caffeine phù hợp trong trường hợp của bạn.

Bạn còn thắc mắc nào khác về việc huyết áp thấp uống cà phê được không? Bạn cần tìm giải pháp khác an toàn hơn, bền vững và có tính tùy chỉnh hơn? Hãy liên hệ với tác giả theo thông tin trên website này! Hoặc qua Fanpage Health Later nhé!

Chúc bạn sống vui khỏe mỗi ngày!

08/04/2023

Vì sao cà phê làm giảm canxi trong cơ thể?

Vì sao việc uống cà phê lại làm giảm canxi trong cơ thể? Đặc biệt, uống thường xuyên với lượng quá nhiều sẽ bị loãng xương?

Lần đầu nghe nói đến việc này, tôi cũng rất bất ngờ. Qua nhiều kênh thông tin khác nhau, chúng ta đều đã biết về nhiều ích lợi của cà phê như:

  • Cải thiện chức năng não bộ.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ
  • Giảm nguy cơ ung thư
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Giảm đau và mệt mỏi
Cà phê còn nhiều ích lợi khác cho sức khỏe. Chi tiết thì bạn có thể tìm hiểu thêm về: Những lợi ích của cà phê với cơ thể.

Dĩ nhiên, nó vẫn có một số mặt hại nếu được dùng không đúng cách hoặc dùng cho đối tượng không phù hợp. 

Uống cà phê với liều lượng cao dễ làm giảm canxi trong cơ thể
Ảnh: sưu tầm

VÌ SAO UỐNG CÀ PHÊ LẠI LÀM GIẢM CANXI CƠ THỂ?

Cà phê có chứa caffeine, một chất kích thích thần kinh có tác dụng làm tăng nồng độ acid uric trong máu và giảm hấp thu canxi. Khi nồng độ acid uric tăng cao, cơ thể sẽ dễ dàng tiết ra canxi qua đường tiểu, dẫn đến giảm lượng canxi trong cơ thể.

Ngoài ra, nếu người uống cà phê có chế độ ăn uống không cân đối, thiếu canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác, cũng có thể khiến lượng canxi trong cơ thể bị giảm đi.

Rất may là tác động của cà phê đến lượng canxi trong cơ thể chỉ mang tính tạm thời và không quá đáng kể, và nếu có chế độ ăn uống cân đối và đủ canxi, cơ thể vẫn có thể duy trì lượng canxi cần thiết cho sức khỏe. Vì vậy, việc uống cà phê không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của cơ thể nếu được uống vừa phải và kết hợp với chế độ ăn uống cân đối.

8 LY CÀ PHÊ TĂNG NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG

Những người tiêu thụ 8 ly cà phê ( khoảng 800 mg caffeine) gia tăng đáng kể lượng canxi bị đào thải qua nước tiểu. Cụ thể thì làm tăng lượng canxi bị thải đi lên mức 77% so với không uống. Lượng canxi cao cho thấy thận giải phóng khoáng chất này nhanh hơn cơ thể có thể tạo ra.

Nhiều thức uống năng lượng dạng đóng lon cũng chứa từ 300 đến 400 mg caffeine trong một lon. Uống nhiều và thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ gây loãng xương.

Theo số liệu thống kê ở nhiều khu vực, liều lượng khuyến nghị là khoảng 4 ly cà phê ( tương đương 400 mg caffeine ) mỗi ngày sẽ an toàn hơn.

Những lợi ích của cà phê với cơ thể

Việc uống cà phê một cách hợp lý sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Khoa học dinh dưỡng đã công nhận điều này.

Cà phê là một loại đồ uống được rất nhiều người yêu thích. Lợi ích của cà phê với cơ thể là rất nhiều, nên nó rất phổ biến trên toàn thế giới. Ngoài việc mang lại cảm giác tỉnh táo và tăng cường năng lượng, cà phê còn được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ảnh: Tinh Tế

Dưới đây là một số lợi ích của cà phê với cơ thể:

  1. Cải thiện chức năng não bộ: Tăng cường hoạt động của não bộ, làm tăng sự tập trung, tăng khả năng ghi nhớ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson.

  2. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ: Các nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Lý giải: Cà phê giảm mức đường huyết và cholesterol trong máu.

  3. Giảm nguy cơ ung thư: Các chất chống oxy hóa và các hợp chất đặc thù trong cà phê có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.

  4. Tăng cường hệ miễn dịch: Cà phê có chứa các hợp chất có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

  5. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Các nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

  6. Giảm đau và mệt mỏi: Đây là lợi ích được nhiều người coi trọng nhất. Tác dụng giảm đau và mệt mỏi trong quá trình làm việc, giúp tăng cường năng suất làm việc.

Tuy nhiên, việc uống cà phê cần được điều chỉnh và kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe.

Dù vậy, cà phê vẫn có những hạn chế nhất định. Những người có vấn đề về tim mạch, áp lực máu cao hay dễ bị loạn nhịp tim nên hạn chế uống cà phê.