Huyết áp thấp uống nước dừa được không?

Người bị huyết áp thấp phải cẩn thận khi uống nước dừa vì nó có tác dụng giảm huyết áp khá mạnh. Trong một số trường hợp sẽ gây nguy hiểm khi uống quá nhiều.

Một số nguồn khi tư vấn huyết áp thấp uống nước dừa được không lại trả lời là được. Việc lý giải dựa trên cơ chế tăng lượng nước trong mạch máu giúp tăng áp lực thành mạch là đúng. Tuy nhiên, mức độ làm giảm huyết áp do nước dừa chứa nhiều kali lại cao hơn hẳn. Vì vậy, câu trả lời chính xác là không!

Nước dừa tươi và chứng huyết áp thấp

HUYẾT ÁP THẤP KHÔNG NÊN UỐNG NƯỚC DỪA

Theo khảo sát thực tế, những người bị huyết áp thấp khi uống nước dừa với lượng đủ nhiều đã rất khó chịu. Họ dễ dàng tái lại gặp các triệu chứng đặc trưng của bệnh huyết áp thấp. Bần thần, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, hồi hộp, v.v.

Bản thân tác giả cũng là người mắc chứng bệnh này. Dù rất thích uống nước dừa nhưng hiện tại rất hạn chế dùng. Bởi lẽ mỗi lần uống tầm 1 cốc nước dừa tươi là tỷ lệ rất cao bị 'hành' rất mệt.

Theo một số nguồn cấp tin, uống nước dừa có vẻ hỗ trợ tăng huyết áp ở một số trường hợp. Ngay cả khi đó, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nước dừa chứa nhiều điện giải như kali, natri, canxi... giúp bù nước và cải thiện tình trạng mất nước gây ra huyết áp thấp. Tuy nhiên, người bệnh suy thận cần hạn chế uống vì hàm lượng kali cao.
  • Người huyết áp thấp do dùng thuốc hạ huyết áp nhiều cũng cần thận trọng vì nước dừa có thể làm tăng tác dụng của thuốc.
  • Không nên uống quá nhiều nước dừa một lúc (quá 500ml) vì có thể gây rối loạn điện giải đột ngột.
  • Nên uống từ từ, uống nhiều lần trong ngày với lượng vừa đủ. Kết hợp với bù nước để tăng huyết áp hiệu quả và an toàn.

Nhìn chung, nước dừa cần dùng đúng cách mới có thể giúp điều trị huyết áp thấp và bệnh tim mạch. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Không nên uống quá nhiều hoặc lấy nó để thay thế các liệu pháp khác mà bác sĩ đã đề nghị.

Người bị huyết áp thấp kiêng uống nước dừa

VẪN MUỐN UỐNG NƯỚC DỪA THÌ PHẢI LÀM SAO?

Thật ra, tác dụng tiêu cực của đồ uống này chỉ xảy ra khi bạn uống một lượng đủ nhiều. Đối với người bị huyết áp thấp thể nhẹ hoặc vừa thì vài hớp nước dừa tươi sẽ không gây vấn đề gì lớn.

Nếu bạn vẫn yêu thích và muốn dùng loại nước mát này thì có vài gợi ý sau:

  • Giới hạn lượng nước dừa: Để tránh tăng đột ngột lượng natri và kali trong cơ thể. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Uống một cốc nhỏ nước dừa hoặc pha loãng nước dừa với nước sạch để giảm nồng độ các chất khoáng.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe: Quan sát cơ thể của bạn sau khi uống nước dừa. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt; hoặc có bất kỳ triệu chứng khác liên quan đến huyết áp thấp thì ngừng lại ngay.
  • Lựa chọn đồ uống khác: Khi chỉ lượng nước dừa nhỏ cũng gây khó chịu. Hãy tìm các thức uống khác để thay thế. Uống đủ nước, nhưng chú ý không uống quá nhiều cùng một lúc. Điều này nhằm tránh tăng đột ngột lượng nước trong cơ thể làm áp lực máu thay đổi quá nhanh.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Cân bằng và giàu chất dinh dưỡng. Tăng hấp thụ thực phẩm giàu kali và chất chống oxy hóa khác để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ cung cấp thông tin chính xác và cho lời khuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

Lưu ý rằng các gợi ý trên chỉ mang tính chất chung. Việc huyết áp thấp uống nước dừa được không vẫn cần được tư vấn bởi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Cách uống nước dừa cho người bị huyết áp thấp

HUYẾT ÁP THẤP UỐNG NƯỚC DỪA PHA LOÃNG

Vị ngọt thanh mát của nước dừa đôi khi thật khó cưỡng. Đặc biệt càng cuốn hút với người vốn thích nước dừa mà còn bị cấm cản. Vậy để vẫn thưởng thức được loại đồ uống này, cách pha loãng vẫn khả thi. Hãy thực hiện các bước sau:

  1. Chuẩn bị nước dừa: Chọn một quả dừa tươi. Sử dụng dao cắt trên đỉnh của quả dừa để tạo một lỗ nhỏ. Đặt quả dừa chếch một cách an toàn để nước dừa chảy ra từ lỗ này vào một tô hoặc bát.
  2. Pha loãng nước dừa: Với một phần nước sạch. Bạn có thể bắt đầu bằng tỷ lệ 1:1 và điều chỉnh sau đó nếu cần.
  3. Khuấy đều: Sử dụng một thìa hoặc đũa, khuấy đều nước dừa pha loãng với nước sạch để đảm bảo hỗn hợp đồng nhất.
  4. Kiểm tra vị: Nếm hỗn hợp nước dừa và nước sạch để xác định vị và độ ngọt. Nếu cần, pha thêm nước sạch, chút đường hoặc nước dừa để điều chỉnh vị theo sở thích cá nhân.
  5. Uống chậm và quan sát: Với từng hớp nhỏ và giãn cách ra. Theo dõi phản ứng cơ thể. Giữ nhịp uống đó nếu không có gì bất ổn nào xảy ra. Ngược lại thì tạm dừng hoặc ngừng uống hẳn.

Bản thân tôi khi nhớ và quá thèm nước dừa vẫn mua 1 trái để thưởng thức. Từ từ cảm nhận và tiện thể theo dõi phản ứng cơ thể cũng chẳng phiền gì.

⇒ Tìm hiểu thêm về: Chữa bệnh không dùng thuốc.

Bạn còn thắc mắc nào khác về việc huyết áp thấp uống nước dừa được không? Bạn cần tìm giải pháp khác an toàn hơn, bền vững và có tính tùy chỉnh hơn? Hãy liên hệ với tác giả theo thông tin sau:

  • Email: healthlater@gmail.com
  • Inbox qua Fanpage Health Later!
  • Zalo Contact: 0️⃣3️⃣4️⃣5️⃣9️⃣6️⃣7️⃣0️⃣8️⃣7️⃣
Giúp đỡ người khác cũng là giúp chính mình! Chúc bạn thành công!