Kinh doanh nhượng quyền ít vốn được và mất

Loại hình kinh doanh nhượng quyền ít vốn có một số hạn chế. Hãy thử tìm hiểu về kiểu mô hình có tính tích lũy, bền vững và bội tăng.

Kinh doanh nhượng quyền dễ và ít rủi ro hơn hoàn toàn tự doanh. Tùy theo thương hiệu bạn chọn mà vốn yêu cầu sẽ ít hoặc nhiều. Quy mô tương ứng sẽ nhỏ hoặc lớn và đừng quên rằng lợi nhuận cũng vậy. Phổ biến thì thương hiệu càng lớn, vốn nhượng quyền càng cao. Tuy nhiên, mọi thứ đều có ngoại lệ. Trước tiên, chúng ta hãy làm rõ các khía cạnh được và mất của loại hình này.

Tưởng tượng và kinh doanh nhượng quyền ít vốn

KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN ÍT VỐN VÀ CÁC LƯU Ý

Vào mấy năm gần đây, mô hình này ngày càng phổ biến. Trước kia chỉ các thương hiệu toàn quốc hay toàn cầu cho nhượng quyền. Ngày nay, vài thương hiệu địa phương có chút tiếng tăm cũng chủ động mở hợp tác với hình thức này.

PHỔ BIẾN NHƯỢNG QUYỀN ÍT VỐN

Đây là lựa chọn phổ biến cho những người muốn khởi nghiệp nhưng có hạn chế về vốn. Bạn có thể sử dụng thương hiệu, sản phẩm, hoặc dịch vụ của đối tác dưới một hợp đồng nhượng quyền. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc quyết định buôn bán gì với số vốn nhỏ thì nhượng quyền thương hiệu có thể là một lựa chọn không tồi.

Hiện nay, cơ hội kinh doanh nhượng quyền ít vốn không khó để tìm kiếm. Mức phí đầu tư ban đầu thường khá thấp (còn có phí duy trì theo tháng hoặc năm). Tùy ngành nghề và thương hiệu nhượng quyền, vốn yêu cầu ban đầu có thể cao thấp khác nhau. Ví dụ, một số cửa hàng nhượng quyền nhỏ như cửa hàng bánh mì, cửa hàng cà phê, hay cửa hàng đồ ăn nhanh. Họ thường có mức phí đầu tư thấp hơn so với các thương hiệu lớn hơn.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN ÍT VỐN

Trước khi bắt đầu, bạn hãy cẩn thận nghiên cứu và xem xét các yếu tố sau:

  1. Phí nhượng quyền ban đầu: Phải trả để được phép sử dụng thương hiệu và hệ thống kinh doanh của đối tác. Tìm hiểu xem phí nhượng quyền ban đầu là bao nhiêu, có phù hợp với tiền vốn của bạn hay không.
  2. Các khoản phí duy trì: Hàng tháng hoặc hàng năm. Đảm bảo bạn hiểu rõ các khoản phí này. Xem bạn có thể đáp ứng được chúng hay không.
  3. Hỗ trợ và đào tạo: Từ công ty mở nhượng quyền. Đảm bảo bạn sẽ được cung cấp đủ tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ cần thiết để kinh doanh thành công.
  4. Thỏa thuận hợp đồng: Đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản nhượng quyền trước khi ký kết. Bao gồm các điều kiện, quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên.
  5. Nghiên cứu thị trường: Thật kỹ về ngành nghề và vị trí kinh doanh của bạn. Giúp bạn đánh giá tiềm năng kinh doanh; xem liệu mô hình nhượng quyền đó có phù hợp với thị trường nơi bạn nhắm đến.

Kinh doanh nhượng quyền ít vốn có thể là một lựa chọn khá tốt để khởi nghiệp. Tuy nhiên, hãy luôn nghiên cứu kỹ và đánh giá cẩn thận trước khi quyết định.

Ưu và nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền

NHƯỢNG QUYỀN 0 ĐỒNG VỚI THƯƠNG HIỆU TOÀN CẦU

Nghe có vẻ khó tin nhưng thực tế mô hình như vậy thật sự tồn tại. Thậm chí nó chào đón tất cả mọi người, bất kể trình độ và tuổi tác. Đây là ưu điểm và cũng là nhược điểm gây nhiều tranh cãi và sự hoài nghi. Điều này cũng tương tự như sự hiểu lầm và định kiến đối với mô hình kinh doanh theo mạng vậy.

ĐỘ PHỔ BIẾN VÀ ĐẶC ĐIỂM QUAN TRỌNG

Chúng ta thường gặp loại hình kinh doanh nhượng quyền ít vốn này ở các hệ thống thương mai điện tử. Chẳng hạn như Amazon của Mỹ, Alibaba của Trung Quốc và một số cái tên khác. Chúng có khá nhiều đặc điểm giống nhau, nhưng khác về độ Bền Vững và tính Đảm Bảo.

Hãy xem xét các yếu tố 'Hỗ trợ và Đào tạo' cùng phần 'Thỏa thuận' về chế độ trả thưởng. Kinh doanh của bạn có khả thi hay không sẽ phụ thuộc vào điều đó.

  • "Bạn có thể bắt đầu với một cái túi rỗng, nhưng không thể với một cái đầu rỗng". Vì thế, bạn cần được đào tạo và hỗ trợ dù ở mức tối thiểu. Khi ấy, doanh nghiệp của bạn mới tồn tại được.
  • Chế độ trả thưởng chia hoa hồng cần Hợp LýCông Bằng. Nếu không thì sao? Kinh doanh đó khó bền, thậm chí không thể mở lớn.

Nhìn chung, hầu hết các kinh doanh nhượng quyền ít vốn dạng 0 đồng như trên cho lợi nhuận rất hạn chế. Tiền thu về sẽ cao hơn bán hàng thông thường một khoảng tương đối. Chúng không có tính tích lũy hay lợi nhuận bội tăng. Phụ thuộc sâu vào hệ thống mẹ và không thể tự tạo một hệ thống thật sự cho riêng mình.

HẠN CHẾ Ở KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN

Khi làm kinh doanh này, bạn sẽ là một điểm trong hệ thống thương hiệu nào đó. Từ điểm này, bạn không hoặc rất khó để tạo một hệ thống riêng cho mình. Lợi nhuận nếu tăng sẽ ở dạng lũy tiến và có giới hạn. Ở đó, công sức xây dựng dù lớn đến đâu cũng có lúc dừng lại. Điều này có vẻ 'cũng thường' nhưng bạn nên biết vẫn có nơi mở quyền Kế Thừa sự nghiệp. Giải thích điều này sẽ khá dài và khó hiểu nên tôi hẹn lại ở một dịp khác. Nói ngắn gọn thì kinh doanh nhượng quyền ít vốn hay nhiều vốn cũng sẽ có hạn chế về thu nhập và khả năng mở rộng.

TÍCH LŨY BỘI TĂNG, KẾ THỪA VÀ NHIỀU GIÁ TRỊ THỰC

Hãy cân nhắc về đối tác nhượng quyền không tồn tại các hạn chế như vậy. Một nơi mở nhiều quyền và cung cấp môi trường hỗ trợ to lớn thật sự:

  • Quyền tự quyết và tự do như một doanh nghiệp tự doanh thực thụ.
  • Quyền mở rộng cộng tác hợp tác: Tuyển mộ thêm người làm chung.
  • Tính cộng đồng: Người cũ sẵn lòng hỗ trợ và tích cực đào tạo cho người mới.
  • Sự liêm chính: Mọi thông tin luôn minh bạch, rõ ràng và chính xác.
  • Tính công bằng: Trong việc trả thưởng và chia hoa hồng. Làm nhiều hưởng nhiều, không phân biệt trước sau, làm lâu hay mới làm.
  • Thu nhập bội tăng: Có thể tăng chậm nhưng tăng nhanh tương ứng công sức và thành tích. Không bị giới hạn.
  • Tính kế thừa: Sự nghiệp bạn đã xây dựng, đời sau được phép tiếp nhận trọn vẹn. Ở công việc truyền thống, điều này không xảy ra.

Quan trọng là phải Hợp Pháp và thật sự Bền Vững. Kinh doanh nhượng quyền ít vốn mà tôi đang mô tả đã có mặt ở Việt Nam hơn 15 năm. Hiện tại đã là nhượng quyền 0 đồng, bạn được "lời ăn lỗ đối tác chịu". Đó là một chủ đề khác mà tôi xin hẹn lại vào dịp sau.

Chọn kinh doanh nhượng quyền hay tự doanh

Bạn còn thắc mắc khác về kinh doanh nhượng quyền ít vốn? Quan tâm về một đối tác cho phép bạn "lời ăn lỗ không chịu", thu nhập bội tăng theo dạng tích lũy? Hãy liên hệ với tôi! Biết đâu tôi có thể giúp được bạn:

  • Email: healthlater@gmail.com
  • Inbox qua Fanpage Health Later!
  • Zalo Contact: 0️⃣3️⃣4️⃣5️⃣9️⃣6️⃣7️⃣0️⃣8️⃣7️⃣ gặp Thái nhé!

Giúp đỡ người khác cũng là giúp chính mình! Chúc bạn thành công!