Bệnh ho khan ở trẻ em có nguy hiểm không?

Gia đình có trẻ em mắc bệnh ho khan liệu có nên đi bác sĩ ngay hay có nguy hiểm gì cho trẻ không?

Ho khan ở trẻ em
Ảnh: sưu tầm

Ho dạng khan kéo dài ở trẻ em thường gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ, làm trẻ dễ thức giấc về đêm, ăn không ngon, cảm thấy lo lắng, học tập giảm sút… Đây cũng là lời cảnh báo cho một số vấn đề sức khỏe mà các bậc phụ huynh cần phải quan tâm, chú ý.

Bệnh ho khan ở trẻ em có thực sự nguy hiểm không?

Ho khan là hiện tượng trẻ bị ho mà không xuất hiện chất dịch nhầy ở trong họng, ho kéo dài theo từng cơn. Trong trường hợp này, các bậc phụ huynh thường vô cùng lo lắng và sốt ruột. Theo các chuyên gia, việc ho khan ở trẻ có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì cụ thể:

  • Ho khan kéo dài vào ban đêm: Tình trạng này xảy ra do cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh khi ngủ hoặc do ảnh hưởng của bệnh cảm cúm, nhiễm trùng đường thở,… Đồng thời, đây cũng có thể là dấu hiệu của viêm xoang hay hen suyễn, trào ngược dạ dày… Về cơ bản, những bệnh này không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, chúng lại khiến trẻ mệt mỏi, khó ngủ, quấy khóc về đêm.
  • Ho khan thành từng cơn: Trẻ có thể ho khan theo từng cơn ngắn, hết cơn trẻ sẽ trở lại bình thường. Đây là dấu hiệu thường gặp trong các bệnh lý như ho gà, hen phế quản, viêm phế quản dị ứng,... Đôi khi, cơn ho kéo dài có thể khiến trẻ bị nôn ói, khó thở… Ho khan thành từng cơn kéo dài thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng hơn nên bố mẹ cũng cần chú ý nhiều hơn đến trẻ.

Về cơ bản, khi trẻ xuất hiện dấu hiệu ho khan kéo dài, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Tùy nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng này có thực sự nguy hiểm không cũng như giải pháp hỗ trợ điều trị và khắc phục hiệu quả.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị ho khan

Khi trẻ bị ho khan ở mức độ nhẹ, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số cách thức hỗ trợ điều trị khắc phục tại nhà. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc xuất hiện tình trạng ho về đêm trong nhiều ngày, cùng với việc sử dụng đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bố mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp hỗ trợ sau đây.

  • Cho trẻ uống nhiều nước để góp phần giảm ho, làm dịu họng cũng như giúp loãng đờm hiệu quả.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối từ 2-3 lần/ngày.
  • Cho trẻ uống nước mật ong ấm, trà gừng…
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ trị ho có nguồn gốc thảo dược tự nhiên, phù hợp với trẻ nhỏ.

Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em - Bổ phổi, giảm ho cho trẻ hiệu quả

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, trẻ em là nhóm đối tượng có thể trạng gầy yếu, phần vệ khí suy giảm nên dễ bị ngoại tà xâm nhập dẫn đến một số vấn đề như ho, nghẹt mũi, khàn tiếng, đau rát cổ họng…. Bởi thế, để trị ho hiệu quả cần phải loại bỏ ngoại tà đó ra ngoài cơ thể trẻ.

Trong Đông y lưu truyền khá nhiều bài thuốc trị ho khan ngứa họng có khả năng loại bỏ ngoại tà góp phần bổ phổi, tăng cường vệ khí (sức đề kháng) bảo vệ cơ thể cho trẻ. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng, với sự kế thừa tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam, Công ty Dược Bình Đông đã cho ra mắt sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em. Sản phẩm có chứa các thảo dược quý như trần bì, mạch môn, bạc hà, tỳ bạc diệp, cát cánh, kinh giới, tang diệp, tô tử… không chỉ giúp bổ phổi, giảm ho khan hiệu quả mà còn phát huy tốt công dụng trong việc giảm đau họng, khàn tiếng ở trẻ.

Sản phẩm phù hợp sử dụng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên với liều dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần 15ml (tương đương 1 muỗng canh).

Theo các chuyên gia, kho khan ở trẻ em có nguy hiểm không tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Do đó, khi trẻ xuất hiện dấu hiệu này, phụ huynh cần theo dõi tiến triển bệnh để đưa trẻ thăm khám khi cần thiết và có giải pháp điều trị hiệu quả nhất.

Nguồn: Dược Bình Đông